10 cách bấm huyệt chữa đau lưng hiệu quả bất ngờ

Đau lưng là tình trạng thường gặp, theo thống kê có khoảng 80% đều bị đau lưng vào một thời điểm nào đó trong đời. Nhiều người đau lưng thường xuyên, cứng lưng và co thắt cơ cột sống thường bị các cơn đau nhức hành hạ, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Việc uống thuốc giãn cơ, gel bôi ngoài da… có vẻ là giải pháp nhanh nhất để giảm đau lưng, nhưng việc điều trị bằng thuốc đều có ưu và nhược điểm với các tác dụng phụ như: viêm dạ dày, suy thận, suy tim, đặc biệt với việc sử dụng thuốc không theo đơn của bác sỹ… Do đó, một liệu pháp kỳ diệu sẽ làm giảm cơn đau lưng chỉ bằng đầu ngón tay sẽ được tìm đến, đó là phương pháp bấm huyệt chữa đau lưng. Đây là phương cách đơn giản, dễ thực hiện nhưng lại giúp giảm đau lưng một cách an toàn, hiệu quả.

Đau lưng là gì?

Đau lưng

Đau lưng là tình trạng xảy ra những cơn đau nhức ở vùng lưng. Cơn đau có thể lan xuống phía dưới gần sát mông hoặc xảy ra ở bên phải, bên trái hay ở giữa. Các triệu chứng của bệnh bao gồm: nhức mỏi cơ, căng cứng cơ, đau nhói, không thể cúi, gập hay vặn mình,…

Đau lưng có thể bắt nguồn từ nguyên nhân bệnh lý: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống thắt lưng, loãng xương, viêm khớp, sỏi thận. Bên cạnh đó, bệnh cũng xuất phát từ các yếu tố tác động bên ngoài như: tư thế sai, chấn thương, thừa cân, chế độ dinh dưỡng thiếu hụt canxi,…

Những ưu điểm của phương pháp bấm huyệt để chữa đau lưng

Đối với đau lưng cơ học, các lựa chọn điều trị bao gồm bấm huyệt cũng như vật lý trị liệu, chăm sóc thần kinh cột sống, liệu pháp xoa bóp và châm cứu sẽ mang lại hiệu quả rất cao. Trong đó, bấm huyệt, cùng với vật lý trị liệu thông thường, có thể được sử dụng để tự kiểm soát cơn đau lưng, có thể bao gồm đau hông và đau thần kinh tọa…

Nói riêng về phương thức bấm huyệt. Đây là một phương pháp thực hành cổ xưa của Trung Quốc và là một phương pháp thủ công không xâm lấn. Tác dụng chữa bệnh khi bấm huyệt lưng là thông qua một chuỗi các thao tác trên da và các mô mềm bằng cách sử dụng các đầu ngón tay để giảm đau. Để hiệu quả đạt được là tối ưu, người thực hiện đòi hỏi phải thành thục việc sử dụng ngón tay cái, cườm tay và cả khuỷu tay để tạo áp lực liên tục và vừa đủ để kích thích các điểm cụ thể trong cơ.

  • Bấm huyệt trị đau lưng là phương pháp tác động trực tiếp đến hệ thống huyệt vị vùng cơ, xương lưng, cột sống lưng và các huyệt đạo liên quan. Phương pháp này có thể được thực hiện cho cả đau lưng cấp tính và mạn tính.
  • Bấm huyệt giúp giãn mạch, cải tạo tuần hoàn máu, chống viêm, giảm phù nề, giãn cơ, giảm áp lực lên gân, dây chằng, thư giãn thần kinh.
  • Bấm huyệt chữa đau lưng giúp giảm đau nhanh chóng mà không cần dùng thuốc. Do đó, người bệnh không phải chịu tác dụng phụ của thuốc hoặc phụ thuộc vào thuốc giảm đau.
  • Không cần đến sự hỗ trợ từ các dụng cụ, thiết bị y tế nên an toàn, bảo tồn cột sống, không gây tổn thương đến các bộ phận lân cận.

Cách bấm huyệt chữa đau lưng

1.Huyệt Đại trường du

– Bấm huyệt vị này thường để điều trị đau thắt lưng, co cứng cơ lưng.

– Vị trí huyệt: nằm dưới gai sống lưng thứ 4, đo ngang sang hai bên khoảng cách bằng 2 ngón tay.

– Cách bấm huyệt: Người bệnh ngồi trên ghế hoặc đứng. Sau đó, dùng hai bàn tay ôm lấy eo vùng lưng, ngón cái phía sau, bốn ngón còn lại nằm ở phía trước (giống như động tác chống tay để ngang hông), đặt đầu ngón cái vào huyệt vị, thực hiện day bấm bằng một lực vừa phải trong vòng 2 phút.

2.Huyệt Thận du

– Ấn huyệt này có tác dụng mạnh gân cốt, giúp bổ thận từ đó giảm triệu chứng đau lưng.

– Vị trí huyệt: Nằm trên đường kinh bàng quang, có vị trí tương ứng với tạng thận trong cơ thể.

– Cách bấm huyệt: Người bệnh ngồi hoặc đứng, tay chống ngang hông, rồi dùng lực ngón cái day ấn vào huyệt đến khi nóng ấm là được.

3.Huyệt Thiên khu

– Bấm vào huyệt này sẽ làm giảm các cơn đau lưng. Ngoài ra, huyệt này còn có tác dụng kích thích sự hoạt động trơn tru của đại tràng.

– Vị trí huyệt: Từ rốn đo ngang ra 2 bên khoảng cách 2 thốn, mỗi bên có một huyệt.

– Cách bấm huyệt: Bệnh nhân nằm ngửa, sử dụng hai ngón tay cái day bấm huyệt trong 2 phút. Thực hiện bấm huyệt khoảng 20 phút mỗi ngày.

4.Huyệt phản chiếu dây thần kinh

– Day ấn huyệt này sẽ tác động trực tiếp vào dây thần kinh, giúp giảm chèn ép.

– Vị trí huyệt: Gần với mắt cá chân, nằm ở phần mép chân giao với mặt đất khi đứng thẳng. Mỗi bàn chân có 2 huyệt.

– Cách bấm huyệt: Đặt ngón tay cái dưới mắt cá chân, ngón tay giữa đặt ở mắt cá chân còn lại. Dùng lực ấn kết hợp day huyệt trong vòng 5 phút. Dùng cả hai bàn tay một lúc.

5.Huyệt phản chiếu vai

– Tác động vào huyệt này giúp mạch máu lưu thông, tránh hiện tượng tê bì.

– Vị trí huyệt: Nằm chặt bàn tay, nhìn vào phần mép dưới ngón tay út có một nếp gấp to. Đó là huyệt phản chiếu vai.

– Cách bấm huyệt: Ấn mạnh đầu ngón tay cái vào huyệt, giữ yên trong 3 phút. Thực hiện tương tự với bên tay còn lại.

6.Huyệt phản chiếu cột sống

Khi bấm huyệt này những cơn đau buốt, nhức mỏi sẽ được giảm thiểu đáng kể.

Vị trí huyệt: Đứng thẳng cho lòng bàn chân tiếp đất, sau đó nhìn xuống thấy phần mép chân bị lõm lên trên. Đây là huyệt phản chiếu cột sống

Cách bấm huyệt: Dùng 1 tay giữ cố định bàn chân, tay còn lại dùng để bấm huyệt. Dùng ngón tay cái ấn vào huyệt đồng thời kéo ngón tay chạy dọc theo vùng lõm chân. Mỗi chân thực hiện trong 5 phút.

7.Huyệt dạ dày

– Các nhà châm cứu cổ truyền Trung Quốc gọi huyệt dạ dày là ‘Biển năng lượng’. Áp dụng lực ấn mạnh vào huyệt dạ dày giúp tăng cường cơ bụng, qua đó có thể loại bỏ các vấn đề về đau vùng lưng dưới trước khi chúng xảy ra.

– Vị trí: Huyệt dạ dày của bạn nằm cách rốn khoảng hai ngón tay về phía dưới.

8.Huyệt lưng dưới

– Huyệt lưng dưới còn được gọi là “Biển sức sống”. Giống như huyệt dạ dày, ấn vào huyệt này giúp giảm đau hiệu quả do đau thắt lưng cũng như đau thần kinh tọa.

– Vị trí: Huyệt lưng dưới nằm gần khoảng giữa đốt sống thứ hai và thứ ba tính từ dưới cùng của cột sống.

10.Huyệt sau đầu gối

Trong châm cứu, huyệt sau đầu gối thường được gọi là Trung quản. Áp dụng lực mạnh lên các điểm ở đầu gối là một phương pháp hiệu quả để giảm độ căng cứng ở các nhóm cơ dọc lưng và đau thần kinh tọa cũng như đau đầu gối và hông.

Vị trí: Huyệt sau đầu gối nằm ở chính giữa đường gấp mặt sau đầu gối.

Những lưu ý khi bấm huyệt chữa đau lưng

  • Để phương pháp bấm huyệt chữa đau lưng đạt hiệu quả tốt nhất và đảm bảo an toàn, người bệnh nên tìm đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín, chuyên gia y học cổ truyền có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm.
  • Phương pháp này không thực sự trị tận gốc bệnh nên người bệnh vẫn có thể bị đau lưng trở lại. Để bệnh khỏi hoàn toàn, người bệnh cần kết hợp với các phương pháp điều trị khác.
  • Không áp dụng đối với người bệnh bị ung thư, có tiền sử bệnh tim mạch, huyết áp, chấn thương, phụ nữ có thai, người mắc bệnh ngoài da vùng lưng, thắt lưng.
  • Nên thực hiện bấm huyệt chữa đau lưng sau khi ăn khoảng 2 tiếng, không uống rượu, bia, nước ngọt có ga trước khi bấm huyệt.
  • Trong quá trình bấm huyệt nếu thấy các triệu chứng choáng váng, buồn nôn, đau đầu, co rút tay chân, lưng nên dừng lại.
  • Người bệnh nên xây dựng cho mình lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học và tập luyện thể dục thể thao đều đặn.

Bài viết trên đây đã cung cấp thông tin về phương pháp bấm huyệt chữa đau lưng. Bấm huyệt chữa đau lưng có thể là cách tốt nhất để giảm đau lưng, vừa đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả và vừa tránh các tác dụng phụ không mong muốn như khi uống thuốc giảm đau. Tuy nhiên, cần hiểu rõ các huyệt để day ấn phù hợp, vì việc tạo áp lực tại vị trí không đúng có thể làm trầm trọng thêm tình hình thay vì giảm căng cơ.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart